Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Trẻ Em Nên Ăn Gì? Thực Đơn Từ Viện Dinh Dưỡng
Do khí thừa trong bụng không nhiều nên bé cũng xì hơi nhiều hơn bình thường. gây đầy bụng, ứ hơi khiến bụng bé căng to, cứng. Ở một số trẻ khi bị rối loạn tiêu hóa, ngoài ợ hơi, bé còn tỏ ra chán ăn, từ chối, quấy khóc khi đến bữa.
Nguyên nhân của vấn đề này chính là hệ vi sinh đường ruột yếu kém, mất cân bằng. Khi các lợi khuẩn hoạt động yếu ớt dẫn đến trẻ khó chịu, ứ hơi, chướng bụng. Từ đó dẫn đến tình trạng biếng ăn, quấy khóc, chỉ uống sữa, không muốn ăn cơm, ăn cháo. Chính bởi những điều này khiến trẻ dễ bị táo bón, biếng ăn, thấp còi mãi không lớn!
Loạn khuẩn đường ruột xảy ra ở những trẻ có sức đề kháng kém. Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng do quá trình ăn uống, sinh hoạt dẫn đến thiếu hụt lợi khuẩn, hại khuẩn tăng nhanh. Một số trẻ rối loạn tiêu hóa sau khi ăn đồ ăn lạ, lạnh hoặc có mùi tanh.
Tình trạng loạn khuẩn đường ruột xảy ra nhiều khi trẻ sử dụng nhiều kháng sinh, liên tục hoặc lạm dụng. Lúc này, hệ vi sinh đường ruột bị tiêu diệt hết cả lợi khuẩn lẫn hại khuẩn. Do đó, đường ruột bị trơ dẫn đến khả năng tiêu hóa suy giảm, ì ạch. Lâu dần còn dẫn đến biếng ăn, táo bón. Trường hợp nặng, cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để điều trị kịp thời.
Các chất trong dạ dày trẻ bị đẩy ngược lên miệng để tống ra ngoài. Đây là hiện tượng trào dược dạ dày. Nguyên nhân đến từ việc trẻ ăn quá no. Hiện tượng này được gọi đơn giản là nôn trớ. Có đến 2/3 trẻ nhỏ bị nôn trớ thường xuyên trong những tháng đầu đời. Điều này còn được gọi là nôn trớ sinh lý.
Tuy nhiên, tình trạng này giảm dần khi trẻ lớn hơn. Do cấu trúc hệ tiêu hóa hoàn hảo hơn. Chỉ còn khoảng 5% trẻ vẫn bị nôn trớ cho đến năm 1 tuổi. Một nguyên nhân khác khiến bé dễ nôn trớ, đó là các vi khuẩn đường ruột hoạt động kém hiệu quả. Khi bé nạp thức ăn vào dạ dày, hệ lợi khuẩn không đủ số lượng để thực hiện phân rã, cắt nhỏ thức ăn, protein cũng như giúp cơ thể hấp thụ dinh dưỡng một cách triệt để. Do đó, dẫn đến thức ăn kh 244;ng được tiêu hóa bị đầy ắp trong dạ dày. Khi bé rướn người hoặc nằm là thức ăn có thể trào lên cổ họng và tuồn ra ngoài miệng.
Chính vì vậy, khi bé bị tiêu chảy, mẹ cần cho bé uống nhiều nước. Mỗi lần uống từng ngụm nhỏ để tránh mất nước. Thực đơn dinh dưỡng cho bé bị tiêu chảy cũng cần đảm bảo đủ vitamin, khoáng chất cần thiết như sắt, kẽm, kali… Nếu tình trạng của bé không ổn định lại, mẹ cần đưa bé tới gặp bác sĩ ngay trước khi quá muộn.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em đã và đang điều trị bằng kháng sinh. Thực tế cho thấy rằng, kháng sinh không chỉ tiêu diệt hại khuẩn mà còn làm chết các lợi khuẩn trong ruột. Kháng sinh khi lạm dụng còn khiến đường ruột bị trơ, tốc độ vẩn chuyển phân giảm và khả năng tiêu hóa kém đi. Do đó dẫn đến các triệu chứng như phân sống, tiêu chảy, táo bón.
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do một số thói quen trong ăn uống, sinh hoạt gây nên. Đặc biệt là nguồn thực phẩm kém vệ sinh, môi trường sống ô nhiễm.
Nhiều cha mẹ cho bé ăn dặm quá sớm với những thức ăn khó tiêu như ngô, sắn, gạo lứt hoặc các món ăn nhiều đường, dầu mỡ… Điều này khiến trẻ không tiêu hóa được, khó đi vệ sinh. Cho trẻ ăn quá no trong một bữa, bữa sau lại đói. Cơ thể thiếu chất xơ nên trẻ không thể tiêu hóa thức ăn dẫn đến táo bón. Do đó, cha mẹ cần điều chỉnh một chế độ ăn uống, dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được đảm bảo. Do đó có nhiều thực phẩm bẩn, nhiễm khuẩn có thể khiến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ bị ảnh hưởng. Đây cũng là lý do khiến số lượng , hại khuẩn tăng nhanh trong ruột. Chính vì vậy, cha mẹ cần chọn nguồn thực phẩm địa phương, đảm bảo an toàn và sạch sẽ. Khi mua thực phẩm từ siêu thị, cần ngâm rửa qua nước muối, với thịt thì nên trần qua nước sôi cùng một chút hành gừng để làm s̐ 1;ch thịt.
Khi trẻ tiếp xúc nhiều với động vật, đồ chơi mà không được vệ sinh sạch sẽ cũng khiến trẻ dễ nhiễm khuẩn, giun sán… Lâu dần sẽ khiến trẻ bị táo bón, tiêu chảy. Để môi trường của con luôn trong lành và sạch sẽ, cha mẹ cần vệ sinh thường xuyên. Đặc biệt là đồ chơi và vật dụng nấu nướng thức ăn cho bé.
Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu do hệ thống miễn dịch chưa được hoàn thiện. Dinh dưỡng và miễn dịch trẻ vẫn đang phụ thuộc vào mẹ. Do đó, cơ thể trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh bởi virus, vi khuẩn gây ra. Hệ vi sinh đường ruột chiếm khoảng 70% hệ thống miễn dịch toàn cơ thể. Do đó, cần quan tâm đến hệ vi sinh đường ruột của trẻ để củng cố hệ miễn dịch,tăng sức đề kháng cho bé.
Rau xanh là thực phẩm chứa chất xơ dồi dào có tác dụng “bôi trơn” hoạt động hệ tiêu hóa. Ngoài chất xơ, rau xanh cung cấp lượng vitamin A, E… cực lớn cho cơ thể. Lượng vitamin này giúp trẻ có cảm giác ngon miệng, hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng. Hơn nữa, rau xanh còn giúp cơ thể tiêu hóa những thức ăn khó tiêu khác để ngăn ngừa táo bón xảy ra.
Theo các chuyên gia, chuối chín là một thực phẩm giàu chất xơ và chất nhầy pectin. Do đó, chuối chín có tác dụng nhuận tràng tốt. Ngoài ra, trong chuối chứa nhiều vitamin giúp kích thích hoạt động của nhu động ruột, các enzyme trong chuối quan trọng cho hệ thống tiêu hóa. Không chỉ vậy, chuối còn sở hữu 11 loại khoáng chất và 6 vitamin có lợi cho sức khỏe. Chỉ cần ăn 1-2 quả mỗi ngày, bé hoàn toàn không phải lo về chứng táo bón, đi cầu khó khăn.
Bánh mì nướng bơ có nhiều khả năng giúp trẻ bị rối loạn tiêu hóa ăn ngon và tiêu hóa dễ dàng. Tuy nhiên, mẹ nên chọn bánh mì đen và chỉ cho bé ăn phần lõi mềm. Bơ béo giúp quá trình phân rã protein diễn ra tốt hơn. Do đó, mẹ có thể dùng món này làm bữa sáng cho trẻ bị táo bón. Sau đó kèm thêm một ly sữa đậu nành thơm ngậy.
Thịt gà có nhiều chất béo bão hòa thấp. Khi dùng thịt gà nấu cháo hoặc xào nấm giúp các enzyme trong thịt gà phát huy tác dụng, làm dịu sự khó chịu trong dạ dày. Do đó, thịt gà không chỉ đủ dưỡng chất cho bé mà còn giúp phòng ngừa táo bón. Hơn nữa đây cũng là một loại thịt trắng tốt cho sức khỏe, mẹ nên chọn phần ức gà.
Lê và táo đều rất giàu kali, folate và vitamin C. Những thành phần này có lợi cho hệ tiêu hóa nên hỗ trợ tốt cho việc ngăn táo bón ở trẻ nhỏ. Trẻ từ 7 tháng tuổi có thể ăn 2 loại quả này. Mẹ có thể nghiền lấy nước cho trẻ uống hoặc cho bé tập ăn trực tiếp sẽ tốt hơn.
Các loại hạt như hạt óc chó, hạt lanh, hạt chia… và ngũ cốc đều chứa nhiều Omega-3. Chất này đặc biệt tốt cho hệ thống tiêu hóa và tuần hoàn của trẻ. Do đó, đây là những thực phẩm cần được bổ sung vào thực đơn cho bé bị táo bón. Một lần ăn nhận được gấp đôi tác dụng, vừa bổ dưỡng vừa ngăn bệnh hiệu quả.
Men vi sinh là một trong những phương pháp hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa, tránh rối loạn tiêu hóa. Nhiều cha mẹ vẫn nhầm lẫn giữa và men tiêu hóa trong quá trình xử lý bệnh đường tiêu hóa cho con. Một trong những cách an toàn giúp chứng rối loạn tiêu hóa của trẻ được khắc phục đó là bổ sung . Các lợi khuẩn này giúp kích thích khả năng tiêu hóa thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng và giúp làm mềm phân, đào thải cặn bã dễ dàng.
Nếu vẫn chưa chắc chắn về đáp án của câu hỏi “gợi ý cho từ viện dinh dưỡng ngay dưới này.
Thực đơn 1:
- 1 bát cháo thịt bò hạt sen
- 50g bí đỏ bắp nghiền
- 50ml soup đậu phụ nấu giá đỗ
- 2 quả cherry dầm sữa chua
Thực đơn 2:
- 30 ml canh rau củ
- 40 ml gà nấu đậu
- 15g khoai lang nghiền
- 25g soup bắp non
- 50ml nước cam vắt
Thực đơn 3:
- 40g cơm nát
- 30g đậu đũa luộc cắt nhỏ
- 30ml canh chua
- 10g trứng chiên
- cherry dầm sữa chua
Thực đơn 4:
- 30g cơm nát
- 15g rau lang
- 35g dưa leo nấu đậu hà lan
- 40ml soup đậu phụ
- 1 cốc nhỏ rau câu bơ sữa
Thực đơn 5:
- 40g cơm nát
- tim gà xào rau củ
- 30ml canh rau cải
- cá chiên bơ tỏi
- 1 quả măng cụt
Thực đơn 6:
- 40g cơm nát
- 30ml canh cải bó xôi
- 30 ml soup cà ri thịt sườn
- nho đen không hạt
- 1 hộp sữa chua
- Nếu mẹ có nhiều sữa, đừng bắt con phải uống sữa bình. Hãy cho bé bú hoàn toàn sữa mẹ
- Mẹ hãy chú ý tới thực đơn của bản thân: ăn nhiều sữa chua, rau xanh, uống trà hoa cúc,… Vì thực đơn giàu dinh dưỡng và lành mạnh giúp trẻ nhanh chóng hết rối loạn tiêu hóa.
- Cân bằng dinh dưỡng theo 4 nhóm chất cần thiết: chất béo, chất đạm, chất xơ, protein.
- Tăng cường chất xơ và bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho bé
- Đảm bảo trẻ ăn khoảng ¾ đến 1 bát bột mỗi bữa. Nguyên tắc rằng “từ loãng đến đặc”.
- Bổ sung thực phẩm có khả năng kháng khuẩn chống viêm như: cà chua, hồng xiêm, ổi, sinh tố chuối…
Hầu hết khi gặp rối loạn tiêu hóa, đa phần chúng ta đều tự mua thuốc tại các quầy thuốc gần nhà. Một số khác sẽ đến bệnh viện để được thăm khám kỹ hơn. Tùy theo nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa để quyết định có nên dùng thuốc điều trị hay không.
Nếu nguyên nhân gây bệnh do vấn đề ăn uống (ngộ độc thực phẩm, mất cân bằng hệ vi sinh…) cần bổ sung thực phẩm hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa. Với những trường hợp rối loạn do dùng thuốc điều trị một bệnh lý khác thì cần hỏi ý kiến của bác sĩ và làm theo hướng dẫn. Có nhiều trường hợp không cần dùng đến thuốc, chỉ cần thay đổi thực đơn, chế độ sinh hoạt có thể cải thiện được tình hình.
Rối loạn tiêu hóa uống thuốc gì? Nếu bạn không chắc về tình trạng bệnh của mình. Chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên giúp bạn dựa trên những nguyên nhân phổ biến dẫn đến rối loạn.
Trong trường hợp nguyên nhân rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn đường ruột, người bệnh thường được khuyên dùng kháng sinh. Sử dụng thuốc kháng sinh có thể để lại nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy. Bản chất của kháng sinh là sát khuẩn (tiêu diệt cả lợi và hại khuẩn). Do đó,dễ bị trơ, mòn và mất khả năng tiêu hóa thức ăn.
Khi cơ thể quá phụ thuộc vào kháng sinh, bạn phải dùng nó thường xuyên. Điều này không những không khiến tình trạng rối loạn tiêu hóa giảm mà còn khiến bệnh trầm trọng hơn. Chính vì vậy, khi dùng thuốc kháng sinhcần dùng đủ, đúng liều theo hướng dẫn. Không tự ý dùng khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, không tự ý tăng liều hay dừng ngắt quãng trong thời gian điều trị bệnh.
Khi bị rối loạn tiêu hóa, bạn có thể sử dụng thuốc cầm tiêu chảy. Một số loại thuốc cầm tiêu chảy được chuyên gia chỉ định dùng được với người rối loạn tiêu hóa như: berberin, oresol, maalox…
Maalox: dùng trong trườn hợp khó tiêu, ợ chua và chướng bụng. Loại này kháng axit dịch vị và bảo vệ niêm mạc thực quản, tá tràng. Từ đó giúp bụng bớt ứ khí, tiêu hóa nhanh hơn.
Oresol: người bị rối loạn tiêu hóa cũng khiến tiêu chảy xảy ra. Do đó, để xử lý rối loạn tiêu hóa, bạn có thể cầm tiêu chảy trước. Trước tiên cần bù nước và chất điện giải bằng oresol. Loại thuốc này sẽ giúp tăng khả năng vận chuyển phân, giúp phân thành khuôn hơn, không còn trạng thái lỏng nước. Một lưu ý nhỏ, bạn cần pha oresol theo đúng tỷ lệ đã hướng dẫn trên bao bì.
Berberin: nếu người bị rối loạn tiêu hóa có triệu chứng phân lỏng thì cần dùng ngay berberin có chiết xuất từ cây hoàng đằng. Loại thuốc này giúp tiêu diệt một số vi khuẩn có hại cho đường ruột. Bên cạnh đó, berberin cũng tốt cho người mắc kiết lỵ, viêm ruột… Thuốc sẽ giúp tăng tiết mật và dịch mật trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Nhờ đó, thức ăn được tiêu hóa, chuyển hóa thuận lợi.
Các loại thuốc trị rối loạn tiêu hóa đều có tác dụng nhanh khi được sử dụng với đúng bệnh, đúng nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo thuốc phát huy tối đa công dụng và hiệu quả lâu dài, cần lưu ý sau:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng
- Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi
Để hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh, cách tốt nhất là nên chăm sóc và nâng cao sức đề kháng của trẻ. Hạn chế sử dụng thuốc vô tội vạ. Ngay cả cũng cần được làm rõ cách sử dụng. Bố mẹ có thể phân biệt và sử dụng hai loại thực phẩm chức năng này sao cho hợp lý:
- Men tiêu hóa: Được dùng khi bé thiếu men tiêu hóa hoặc khả năng hấp thu kém. Ngoài ra còn dùng cho trẻ mới ốm dậy, thể lực yếu cần được tăng cường hấp thu dưỡng chất. Lưu ý: không dùng cho trẻ bị tiêu chảy kèm theo đau bụng, trào ngược dạ dày, tăng dịch acid dạ dày…
- Men vi sinh: Được sử dụng rộng rãi mọi trường hợp. Đặc biệt là men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn, đưa lượng lớn lợi khuẩn vào đường ruột để cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Loại men vi sinh này thích hợp với trẻ rối loạn tiêu hóa do sử dụng kháng sinh hoặc do thức ăn. Men vi sinh có thể dùng dài ngày để hạn chế chứng rối loạn tiêu hoá. Từ đó giúp cải thiện các chứng chướng bụng, khó tiêu, tiêu chảy, đi ngoài phân sống.
Thuốc tây đem lại những công dụng nhất định cho người bệnh. Tuy nhiên chúng lại được xem là “con dao hai lưỡi” trong điều trị. Bởi lẽ nó mang lại hiệu quả nhanh, nhưng nếu lạm dụng sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Tốt nhất, khi sử dụng các loại thuốc này, cha mẹ hãy tuân theo chỉ định của bác sĩ. Một số thuốc thường được dùng là:
- Thuốc giảm đầy bụng, khó tiêu: phosphalugel, maalox plus, pepsane… Không dùng các thuốc này cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
- Thuốc cầm tiêu chảy: bù nước và điện giải cho trẻ bằng dung dịch Oresol và chăm sóc qua chế độ ăn uống.
- Thuốc điều trị táo bón: có thể sử dụng các thuốc bổ sung chất xơ, nhuận tràng, như Duphalac, Forlax, Methylcellulose, Norgalax, Sorbitol…
20 SUẤT TƯ VẤN MIỄN PHÍ
TỪ TỔ CHUYÊN GIA
Bé nhà bạn đang gặp vấn đề táo bón, biếng ăn, tiêu chảy với các triệu chứng như đau bụng, đi ngoài nhiều lần, phân khô vón cục, quấy khóc, phun thức ăn... Hãy cho chuyên gia biết tình trạng hiện tại của con bạn để được hỗ trợ kịp thời!
- Trưởng ban kiểm tra Hội tiêu hóa VN
- Phó chủ tịch Hội tiêu hóa Hà Nội
& Đội ngũ các chuyên gia hàng đầu