Cách Làm Lasagna ? Truyền Thống Ngon &Amp; Chuẩn Nhất 2024

Lasagna là tên món ăn nhưng cũng là tên của loại pasta (mì Ý) làm lên món ăn này. Đây là loại pasta mỏng, dạng lá, bề mặt mỗi sợi mì phẳng hoặc có đường viền gợn sóng. Món lasagna đặc trưng bởi cách xếp chồng các lớp mì lá xen kẽ với lớp thịt, rau củ kèm nước sốt và lớp phô mai rồi đem đi nướng lò.

Tại nước Ý, lasagna của mỗi vùng miền mang những nét đặc sắc riêng. Trong khi lasagna ở miền Bắc có bề mặt phẳng rộng, loại nước sốt trắng (sốt béchamel) được ưa chuộng thì ở miền Nam, lasagna lại có bề ngoài gợn sóng, loại nước sốt được ưa thích là sốt cà chua.

In Công Thức

5

from 1 vote

Cách Làm Lasagna

Lasagna truyền thống được nướng trên một chiếc khay to. Khi ăn sẽ chia nhỏ ra thành các phần vừa ăn và mang màu sắc đẹp mắt. Từng miếng Lasagna nóng hổi với đầy đủ chất dinh dưỡng, hòa quyện trong đó là vị thơm của thịt xay, cà chua và phô mai.

Chuẩn bị

50

phút

Nấu

40

phút

Tổng thời gian

1

giờ

30

phút

Khẩu phần:

5

người

Calories:

337

kcal

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Tự mình chế biến một món ăn nước ngoài, bạn luôn mong muốn nấu sao cho chuẩn vị và có bề ngoài trông giống nhất. Với món lasagna cũng vậy, bạn mong đợi một vị ngon mang đậm chất kiểu Ý. Ẩm thực Ý mang màu sắc hấp dẫn, trông cực kỳ ngon miệng với thành phần tự nhiên, được chế biến kết hợp linh hoạt các nguyên liệu với nhau. Bạn hãy đầu tư thời gian cho bước lựa chọn, sơ chế nguyên liệu của lasagna.

Đầu tiên, bạn tiến hành sơ chế và làm sạch cà rốt, hành tây rồi thái hạt lựu. Nếu dùng cà chua tươi thay cho loại đóng hộp thì bạn cũng rửa sạch và cắt hạt lựu nha.

Đối với tỏi, bạn bỏ vỏ rồi băm nhỏ.

Thành phần rau củ trong món lasagna truyền thống không có nhiều nhưng lại là thành phần không thể thiếu. Chúng giúp làm tăng hương vị cho món ăn. Đặc biệt, hành tây, tỏi giúp thịt bò xay khi chế biến được thơm và ngọt hơn.

Lasagna là một dạng mì Ý. Chúng ta thường quen với mì Ý dạng sợi, dạng ống hơn là dạng mì lá. Tuy nhiên, không khó để mua mì lá lasagna tại Việt Nam đâu. Sản phẩm này có bán ở các cửa hàng đồ Âu và có thể đặt mua trên các trang thương mại điện tử.

Để sơ chế mì lá lasagna, bạn cho mì vào một chiếc thau rộng, đổ nước sôi 100oC vào rồi ngâm ngập mì trong 20-30 phút.

Khi mì lá lasagna đã mềm, bạn nhẹ nhàng chắt hết nước và trải các lá mì lên một khay/ đĩa rộng có thoa một ít dầu ô liu/ dầu ăn để chống dính. Bạn dùng khăn giấy ăn sạch thấm khô lá mì. Bạn chú ý không để nước đọng lại trên lá mì và thao tác thật cẩn thận tránh làm rách lá mì.

Bước 2: Chế biến sốt cà chua

Khi nhìn vào món lasagna chúng ra sẽ thấy màu đỏ bắt mắt của sốt cà chua. Các món ăn Ý thường được chế biến cùng cà chua vì chúng không chỉ là nguyên liệu tự nhiên chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe mà còn đem lại màu sắc rực rỡ kích thích vị giác và tạo hương vị chua ngọt dễ ăn.

Đầu tiên, bạn cần xào chín tới nguyên liệu rau củ. Phần tỏi, hành tây, cà rốt đã sơ chế ban nãy, bạn lần lượt cho vào xào trong dầu ô liu đã được làm nóng. Khi xào bạn để lửa vừa và đảo đều tay.

Bạn tiếp tục cho thêm thịt bò, lá parsley khô, lá oregano, hạt fennel vào đảo chín tới. Thịt bò bạn dầm nhỏ ra đừng để bị vón cục.

Bạn đun khoảng 20 phút đến khi sốt sánh lại thì tắt bếp.

Bước 3: Làm sốt béchamel

Loại sốt thứ hai không thể thiếu trong món lasagna là sốt béchamel. Loại sốt này làm khá nhanh chóng, có vị ngậy béo của bơ sữa và khá nhạt. Tỉ lệ cơ bản là 1 bơ : 1 bột mì : 12 sữa.

Bạn đun chảy bơ trong chảo đế dày với lửa cực nhỏ. Sau đó bạn từ từ cho bột mì vào rồi khuấy đều, không để bị vón cục trong vòng 2 phút.

Sau đó, bạn tiếp tục đổ từ từ sữa tươi không đường vào. Bạn vừa cho sữa vừa khuấy đều để hỗn hợp hòa quyện và không bị gợn. Sau khi cho hết sữa, bạn tiếp tục khuấy đều trên lửa nhỏ thêm khoảng 5-7 phút để được hỗn hợp sốt sánh mịn.

Sau khi tắt bếp bạn có thể cho thêm chút tiêu, muối cho sốt có vị và thơm hơn. Nhưng nhớ là nêm nhạt nhạt thôi nha!

Cả sốt thịt cà chua và sốt béchamel bạn đều có thể làm nhiều và trữ đông để ăn dần nha. Không chỉ dùng cho lasagna đâu, bạn có thẻ sử dụng cho các món mì Ý, pasta khác nữa đấy.

Bước 4: Sắp xếp mì và sốt

Ở bước này, mì lá lasagna đã được ngâm mềm hoặc luộc sơ sẽ được xếp thành các lớp xen kẽ với hai loại sốt đã chuẩn bị và phô mai sợi/bào. Cách làm khá mất thời gian và cần một chút khéo léo nhưng cũng không kém phần thú vị. Chỉ cần để ý một chút là bạn sẽ làm được thôi mà.

Bạn nên dùng khuôn hình chữ nhật hoặc vuông sẽ dễ xếp mì hơn và sau khi nướng có thể cắt đều lasagna thành các phần một cách dễ dàng hơn.

Đầu tiên, bạn dàn đều lớp sốt cà chua dưới đáy khay. Lớp sốt cà chua dưới cùng sẽ giúp mì lasagna không bị cháy đen phía bên dưới khay.

Tiếp đến, bạn lần lượt trải theo thứ tự: lớp mì lá lasagna, lớp sốt béchamel, lớp phô mai, rồi lại tới lớp sốt cà chua.

Lớp trên cùng bắt buộc là lớp phô mai. Phô mai là lớp liên kết các nguyên liệu món ăn lại với nhau và để sau khi nướng lên có màu nâu vàng bắt mắt.

Hơn nữa khi bọc kín thức ăn còn nóng thì hơi nước sẽ đọng lại bên trong rồi đông đá li ti trên bề mặt thực phẩm. Đến khi bạn rã đông thì sẽ làm món ăn bị đọng nước lại thay đổi cả cấu trúc món ăn nữa. Vì vậy nhớ kiên nhẫn chờ nha!

Bước 5: Nướng lasagna

Khay mì lasagna sau khi đã hoàn thành việc xếp xen kẽ các lớp, bạn đặt một lớp giấy nến che mặt khuôn rồi đậy kín khuôn nướng bằng giấy nhôm. Bạn cần đậy giấy nhôm trong thời gian đầu nướng mì để mì không bị khô. Lớp giấy nến giúp ngăn cách phần phô mai và sốt không bị chạm vào giấy nhôm khiến nó bị ám mùi từ nhôm.

Sau 30 phút, bạn bỏ giấy nến và giấy nhôm, rồi nướng thêm 5-10 phút cho phần phô mai trên bề mặt có màu vàng hơi xém là được.

Bước 6: Cách Làm Lasagna - Hoàn thành

Lasagna sau khi nướng có màu vàng nâu, trắng ngà bên trên. Giữa các lớp nổi bật màu đỏ của sốt cà chua. Các lớp mì nở lên và quyện đều cùng phô mai trông rất đẹp mắt và ngon miệng.

Và đến lúc thưởng thức rồi!

Bạn cắt lasagna thành các phần nhỏ để thưởng thức cùng bạn bè và gia đình. Khi cắt bạn chú ý sử dụng chiếc dao sắc và cắt gọn thành từng phần.

Các phần lasagna được gắp ra trên những chiếc đĩa ăn. Khi ăn bạn sử dụng chiếc dĩa để xắn thành những miếng nhỏ vừa miệng.

Nếu chưa sử dụng hết, bạn bảo quản phần lasagna còn lại trong tủ lạnh để khi ăn thì bạn hâm nóng hoặc nướng lại. Lasagna dù làm nóng lại cũng vẫn rất ngon.

Khi thưởng thức lasagna bạn sẽ nhận ra ngay vị ngọt của thịt xay, vị chua của sốt cà chua, vị ngậy ngậy của phô mai. Còn vị thơm của các loại rau gia vị là lá parsley khô, lá oregano, hạt fennel thì nếu đã từng ăn món Ý, món Âu các bạn cũng sẽ nhận ra đấy.

Muôn màu lasagna

Lasgana có điểm chung là thịt và rau củ sẽ được làm chín trước khi xếp lớp bên trong các lá mì cùng với nước sốt, tạo thành các tầng đẹp mắt, rồi mang đi nướng. Việc sơ chế nhân trước giúp tiết kiệm thời gian nướng. Quá trình nướng giúp phần phô mai chảy ra, tạo thành chất kết dính các lớp nhân lại với nhau.

Nếu bạn không thích ăn thịt thì lasagna cũng có thể được chế biến linh hoạt thành lasagna chay. Như tên gọi của món ăn, thành phần của lasagna chay chủ yếu gồm rau xanh và các loại thảo mộc được kết hợp hài hòa với nhau để tạo nên lasgana mang vị thanh hơn mà vẫn đầy đủ giá trị dinh dưỡng.

Điểm khác biệt giữa lasagna cuộn và lasagna truyền thống là nếu loại truyền thống lá mì được trải đều thì khi làm lasagna cuộn, chúng ta sẽ cuộn lá mì lại thành hình trụ. Sợi mì dài được trải các lớp sốt và phô mai, sau đó cuộn lại. Bạn yên tâm hương vị món ăn vẫn được bảo toàn.

Ưu điểm của món ăn này là khi nướng chín chỉ cần gắp các cuộn ra để sử dụng chứ không cần phải cắt thành từng phần.

Điểm nhấn của món lasagna cốc là lớp mì được sử dụng để làm thành cốc bên ngoài. Còn bên trong cốc sẽ chứa các lớp nhân xếp xen kẽ 1-2 lớp với lát mì được cắt nhỏ. Chiếc cốc thú vị này chắc chắn sẽ thu hút sự tò mò không chỉ của trẻ con mà ngay cả người lớn cũng muốn nếm thử đấy bạn!

Khác với những món ăn trên, ở lasagna dạng súp thì các sợi mì lá có kích cỡ nhỏ hơn rất nhiều. Mì được nấu trong nước cà chua cùng với các nguyên liệu nấm, rau, thịt. Cách ăn này phù hợp với những người thích ăn mì nước hơn mì khô và ăn mùa đông sẽ đem lại cảm giác vô cùng ấm áp.

Bạn có biết người Ý có hẳn một ngày lễ cho lasagna?

Lasagna mang giá trị tình thần lớn đến mức, được đánh giá là một phần thông thể thiếu trong ẩm thực của người Ý. Trong danh sách các ngày lễ quốc gia của nước Ý thì ngày 29/7 hàng năm được gọi là ngày lasagna. Có hẳn một ngày lễ riêng đủ để chứng tỏ lasagna là món ăn nổi tiếng trứ danh cần chinh phục và nếu bạn yêu thích nấu ăn, không thể bỏ qua việc làm thử món này một lần.

Việc chế biến lasagna khá mất thời gian so với các món ăn hàng ngày. Nhưng vị ngon mới lạ mà món ăn đem lại mình tin là đủ sức lôi kéo để bạn thử làm một lần và giới thiệu đến mọi người xung quanh.

Thật tuyệt khi biết cách chế biến thêm một món ăn mới đúng không bạn?

Next Post Previous Post