Nấm Mối Là Gì? Công Dụng Và Bài Thuốc Cho Sức Khỏe? Giá 1Kg Nấm Mối?
Nấm mối là gì? Nấm mối với tác dụng của nấm mối và cách dùng nấm mối tránh tác hại của nấm mối, hình ảnh nấm mối cùng cách chế biến nấm mối và cách nấu nấm mối thơm ngon bổ dưỡng. Bài viết này sẽ nêu tổng quan: công dụng, bài thuốc, cách bảo quản nấm mối, giá 1kg nấm mối trên thị trường.
Nấm mối là một loại nấm chỉ mọc trong tự nhiên, có tên khoa học là Termitomyces albuminosus. Tác dụng của nấm mối với cách dùng nấm mối gồm cách chế biến nấm mối và cách nấu nấm mối thơm ngon. Đây là loại nấm thuộc họ Lyophyllaceae, loài này trước từng được đặt tên là Collybia Albuminosa.
VIDEO HÁI NẤM RỪNG TỰ NHIÊNSở dĩ có gọi là nấm mối bởi nấm chỉ mọc ở khu vực có nhiều mối sinh sống. Mối ở đây không phải loại mối trên cây mà là mối sống ở dưới đất. Mối đất làm tổ to như trái dừa khô, đất ở khu tổ mối thường có màu trắng hoặc hơi ngả vàng. Thông thường nấm mọc ở nơi đất cao vì mối không làm tổ ở nơi đất quá ẩm ướt.
Nấm có màu trắng, gốc hơi ngả vàng. Nếu bạn muốn biết chắc chắn nấm đó có phải nấm mối hay không thì chỉ cần đào nhẹ khoảng đất nhỏ xung quanh, nếu có mối đất sinh sống làm tổ thì chắc chắn đó là nấm mối.
Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho người dân miền Tây sông nước loại đặc sản chỉ có thể tìm thấy trong tự nhiên mà không thể trồng được. Đã có nhiều công trình nghiên cứu thử nghiệm nuôi trồng nhưng đều không thành công. Nấm mối thường chỉ xuất hiện rộ vào khoảng 2 - 3 tháng trong năm, mọc đúng một lần vào mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 8 âm lịch.
Nấm mối hiện nay là nguồn thực phẩm thơm ngon, nhiều bổ dưỡng và có giá trị kinh tế rất cao. Ngoài ra những giá trị dinh dưỡng, nấm còn có tác dụng mang lại những lợi ích tuyệt vời khác cho sức khỏe con người.
Nhờ có vị ngọt đặc trưng khác biệt mà nấm mối giúp cho hương vị của mỗi món ăn hấp dẫn lên rất nhiều. Đối với những người sành ăn, nấm mối luôn là mục tiêu được săn lùng hàng đầu. Không chỉ là một loại thực phẩm thông thường mà nó đã trở thành đặc sản của người bản xứ. Riêng chế biến món ăn đã có thể được hàng trăm món từ nấm mối. Muốn giữ được hương vị trọn vẹn nhất bạn nên chế biến thành các món sau: n ấm mối quấn lá lốt, cháo nấm mối, bánh xèo nấm mối, nấm mối xào lá cách, nấm mối kho nước cốt dừa, nấm mối kho tương, canh nấm mối, nấm mối xào thịt...
Một số nhà nghiên cứu mỹ phẩm ở thành phố Osaka (Nhật Bản) đã tung ra thị trường một loại mỹ phẩm được kết hợp bởi các hoạt chất chiết xuất từ nha đam, nấm mối, bí đỏ, rau ngót. Loại mỹ phẩm đó dùng dành riêng cho làn da bị dị ứng, nhất là da phụ nữ, trẻ em. Ngoài ra giúp da loại bỏ nguy cơ bị viêm nhiễm do các tia hồng ngoại từ ánh nắng mặt trời gây nám, rám da và ung thư da.
Chất polysaccharide trong nấm có khả năng hoạt hóa miễn dịch cho tế bào trong cơ thể. Đồng thời thúc đẩy quá trình sản sinh và phát triển tế bào lympho, kích hoạt hai tế bào lympho B và lympho T.
Nấm có công dụng kích thích cơ thể sản sinh chất interferon, nhờ đó quá trình sinh trưởng và lưu chuyển của virus bị ức chế. Đồng thời các tế bào ung thư bị ngăn ngừa và giảm đi tỷ lệ phát triển trong cơ thể. Nấm mối chữa được nhiều bệnh ung thư như ung thư tế bào máu, ung thư phổi, ung thư gan, ung thư thận, ung thư vú. Theo nghiên cứu của chuyên gia nội tiết thuộc trung tâm y khoa dành cho phụ nữ Austin Texas - bác sĩ Christine Dzerko, ông đã thực hiện nghiên cứu chữa trị ung thư bằng nấm mối với 1.475 bệnh nhân trong 60 tuần. Kết quả thu được cho thấy, xác suất trị liệu ung thư vú bằng nấm mối đối với hai đối tượng phụ nữ và người béo phì lên đến mức 92,45%.
Phụ nữ từ 28 - 40 tuổi sau khi sinh hoặc vẫn cho con bú nên ăn nấm mối để giúp phòng ngừa ung thư vú vì nấm là thuốc bổ máu, bổ âm, giúp thải độc cho cơ thể, vận thông kinh mạch, chứa nhiều chất xơ cần thiết cho cơ thể.
Nấm mối có tác dụng xóa bỏ các gốc tự do có hại, làm giảm chất mỡ thừa trong cơ thể, từ đó quá trình lão hóa cơ thể chậm lại và tuổi thọ được kéo dài thêm.
Nấm mối có khả năng hỗ trợ đường tiêu hóa hiệu quả. Có tác dụng mạnh nhất trong việc trị liệu các chứng bệnh như tá tràng, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, viêm loét dạ dày tá tràng.
Nấm mối có làm giảm thiểu tác hại của các chất như carbon tetrachlorid, pred-nisone và thioacetamide đối với tế bào gan. Ngoài ra nấm giúp hạ thấp men gan và làm tăng hàm lượng glucogen trong gan.
Dựa theo y học cổ truyền Trung Quốc, kinh nguyệt và làn da của chị em sẽ được cải thiện nếu như ăn nấm mối thường xuyên.
Nguyên liệu: 50 - 60gr nấm tươi, 100gr gạo nếp, 200gr gạo tẻ, đậu xanh bỏ vỏ 50gr, gia vị nêm vừa.
Cách làm: Nấm lột bỏ lớp vỏ lụa trên ô, gọt bỏ phần gốc rồi rửa sạch. Thái hoặc xé nấm theo thớ dọc làm 4 hoặc 5 phần. Cho nấm vào chảo mỡ nóng để xào, thêm gia vị. Gạo tẻ, đậu xanh, gạo nếp, vo sạch rồi rang qua đem nấu cháo. Nên đun lửa to khi nấu cháo, chờ tới khi sôi thì cho nhỏ lửa.
Khi cháo chín, cho nấm đã xào qua vào đun thêm tầm 5 phút, thêm gia vị vừa đủ rồi bắc ra. Nên ăn luôn khi cháo còn nóng, ăn trong ngày. Mỗi tuần nên ăn 2-3 lần.
Nguyên liệu: 80gr nấm tươi, 10gr lá ngải cứu, 30 lá cách non, 100gr bí đỏ hoặc bí đao.
Cách làm: Đem nấm, lá ngải cứu, lá cách non, bí đỏ và bó đao đem rửa sạch. Cho tất cả vào nấu với 0,5 lít nước, đun vơi đi còn 250ml. Ăn cả ngày và ăn liền 5-7 ngày.
Nguyên liệu: 150gr nấm tươi (tai đã nở càng tốt), 100gr gan lợn hoặc thịt lợn, hoa cúc vàng và khoai sọ mỗi vị 50gr.
Cách làm: Đem tất cả nấm, gan lợn, hoa cúc vàng và khoai sọ nấu trong 350ml nước, đun vơi còn 150ml. Khi ăn chia 3 phần, ăn trong ngày và ăn liền 2 tuần.
Nguyên liệu: 200gr nấm, 250gr chân giò lợn hoặc xương ống, 5gr mật ong, 10 quả hồng khô (mứt hồng), lá thì là 2gr.
Cách làm: Đem tất cả nấm, chân giò, mật ong và quả hồng khô khô đun nhỏ lửa với 400ml nước. Sau khi sôi 30 phút bắc nồi xuống, nêm gia vị và cho thì là. Ăn cả cái và uống nước dùng trong ngày. Dùng liền như vậy trong 10 ngày.
Nguyên liệu: 100gr nấm, 30gr kim tiền thảo, 30gr bông mã đề, 60gr rễ cỏ tranh, 4 quả chuối hột còn xanh vỏ đem xắt lát mỏng.
Cách làm: Đem tất cả nấm, kim tiền thảo, bông mã đề, rễ cỏ tranh và chuối xanh cho vào nồi nấu. Nấu trong 0,5 lít nước và đun vơi còn 200ml. Trong một ngày nên chia 4 phần ăn, uống nước dùng trong ngày. Dùng liền như vậy trong 3 tuần.
Nguyên liệu: 15 cây nấm (tầm 50-60gr), 10gr lá ngải cứu, 30 lá cách non, 100gr bí đỏ hoặc bí đao.
Cách làm: Đem nấm, lá ngải cứu và lá cách non rửa sạch. Sau đó đem nấu với 100gr bí đỏ hoặc bí đao trong 0,5 lít nước, đun vơi còn 250ml. Dùng ăn cả ngày.
Nguyên liệu: 150gr nấm có tai đã nở, 100gr gan heo (hoặc thịt nạc bò), 50gr bông cúc vàng, 50gr khoai sọ.
Cách làm: Đem tất cả nấm, gan heo, bông cúc vàng và khoai sọ vào nồi nấu. Đun trong tầm 350ml nước và cho vơi đi còn 150ml. Nên chia thành 3 phần, ăn trong ngày. Dùng liền liên tục trong 2 tuần.
Nấm khô rất dễ bị mốc nếu như bạn không bảo quản cẩn thận. Nên bảo quản bằng cách để ở nơi thoáng mát, khô ráo. Tuyệt đối không cho nấm vào túi nilon, buộc kín lại. Khi sử dụng, bạn hãy ngâm chúng trong nước ấm khoảng 10 phút để cánh nở được hết ra. Sau đó đem nấm rửa sạch hết đất cát còn bám lại trên thân, cắt bỏ chân.
Sau khi thu hái nấm chỉ nên sử dụng trong vòng 12 giờ. Có hai cách bảo quản nấm tươi như sau:
Bạn nên cắt rễ để giúp nấm không bị mất chất mà vừa được tươi lâu hơn. Sau đó nhúng toàn bộ nấm vào nước sôi trong khoảng 1-2 phút rồi đem rửa lại với nước lạnh. Cho nấm vào chậu con, đổ ngập nước rồi vào ngăn mát tủ lạnh. Dùng nước bảo quản sẽ giữ được nấm tươi 3 - 4 ngày.
Tại thân nấm có một lớp phấn bao phủ bên ngoài để bảo vệ. Cấu trúc vỏ ngoài của nấm giống như da người để bảo vệ thân khi mọc lên từ dưới đất. Trong qúa trình làm sạch nấm, nếu bạn cạo đất, rửa nhiều nước thì đã vô tình hủy hoại cấu trúc của nấm. Rất khó để bảo quản nấm lâu dài được.
Để bảo quản nấm được trong thời gian dài nhất, bạn nên cạo đất còn sót trên thân nhưng không rửa nước. Chỉ khi trước khi nấu ăn mới đem nấm rửa sạch. Nấm sau khi được cạo đất thì cho vào túi nilon rồi hút chân không tránh vi khuẩn gây hại. Sau cùng cho vào ngăn mát để bảo quản.
Để tránh sử dụng nấm bị tác dụng phụ bạn nên lưu ý một số điều như sau:
+ Bạn sẽ bị đau bụng nếu dùng kèm nấm với đồ uống lạnh hay các đồ uống mang tính mát, giải nhiệt... bởi nấm mang tính bổ âm.
+ Phụ nữ có thai tuyệt đối không sử dụng nấm vì khó biết được nấm độc hay lành. Nếu là nấm độc sẽ dẫn đến hậu quả nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
+ Bạn nên sử dụng nấm tươi được chế biến trong ngày, nếu để quá lâu sẽ bị mất mùi.
+ Khi sử dụng và chế biến nấm khô phải ngâm trong nước ấm đến khi nấm nở hết tai. Không nên để tai nấm bung quá vì khi nấu nấm sẽ nhạt và bở.
+ Thời gian đun sôi nấm là khoảng từ 5 - 10 phút để đảm bảo nấm được chín hoàn toàn. Tránh tình trạng nấm chưa chín gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm.
Trong những năm trở lại đây, nấm mối đã trở thành đặc sản cực kỳ được mọi người ưa chuộng. Lượng người tìm kiếm mua nấm ngày càng tăng cao mà nguồn cung cấp lại ngày càng giảm. Loại thực phẩm này lại không thể nuôi trồng được mà phải đi hái từ tự nhiên. Không chỉ vậy, nấm chỉ có vào mùa mưa ở miền Tây nước ta. Đó là những lý do vì sao giá nấm lại luôn ở mức giá cao trên thị trường.
Vào đầu mùa nấm, giá mua tại vườn dao động trung bình 200.000 - 300.000 đồng một kg. Vào giữa mùa, giá nấm dao động đến 500.000 - 600.000 đồng/kg. Còn cuối mùa, nếu khan hiếm thì giá đẩy lên cao nhất đến 1 triệu/kg là chuyện bình thường. Khi xuất lên thành phố hoặc mang ra nước ngoài, giá nấm cũng sẽ được biến đổi khác với mức trung bình tùy vào mức phí vận chuyển.
Hình ảnh nấm mối tự nhiên Phát hiện một "mỏ" nấm m-ố-i khổng lồ