Cách Làm Mồi Câu Cá Lăng Đơn Giản Câu Đâu Dính Đó
Tìm hiểu về đặc điểm sinh học của cá lăng
Trước khi chuẩn bị cho chuyến đi câu, cần thủ cần hiểu rõ đặc tính của cá lăng, hình thái như thế nào, phân loại từng giống, thức ăn yêu thích và cả địa điểm thời gian câu thích hợp.
Cá lăng là loài cá như thế nào?
Cá lăng là giống cá nước ngọt còn có tên gọi khác là Bagridae. Đây là loài cá thuộc giống da trơn, không vảy có xuất xứ từ khu vực châu Phi và châu Á. Hình dạng và kích thước của cá lăng vô cùng đa dạng, trong đó họ cá lăng có tổng 245 loài. Dù cá lăng nhỏ hay lớn đều được con người tận dụng chế biến thành những món ăn ngon bổ dưỡng cho cơ thể, đặc biệt các quốc gia châu Á rất yêu thích món ăn từ cá lăng.
Sẽ không có gì bất ngờ nếu bạn bắt gặp một con cá lăng nặng tới 100kg. Tại Việt Nam, cá lăng được nuôi phổ biến chủ yếu là cá lăng đuôi đỏ, cá lăng trắng, cá lăng chấm và cá lăng vàng. Nếu cần thủ muốn tận mắt nhìn thấy một chú cá lăng nặng kí thì có thể trổ tài câu của mình, chinh phục giới hạn bản thân. Tuy nhiên một số người chưa có kinh nghiệm vẫn nhầm lẫn cá trê với cá lăng.
Phân loại rõ từng giống cá lăng
Để phân biệt cá lăng hoa, cá lăng đuôi đỏ, cá lăng vàng thì chỉ cần dựa trên hình thái bên ngoài và khu vực phân bố:
- Cá lăng hoa: phân bố chủ yếu ở các sông lớn các tỉnh miền núi phía Bắc như sông Lô, sông Đà. Nói chung nhánh sông nào lớn thì sẽ có cá lăng hoa sinh sống. Trọng lượng tối đa của cá từ 40kg đến 50kg, thân hình không vảy, da trơn, nổi bật các đốm đen.
- Cá lăng đuôi đỏ: còn gọi là cá lăng chiên, sống tại các vùng nước ngọt khắp nước ta nhưng phổ biến nhất là đồng bằng sông Cửu Long. Đuôi cá màu đỏ, khi trưởng thành dài 1,5m nặng 30kg, vây lớn, thuộc dòng kích thước "khủng"nhất trong họ.
- Cá lăng vàng: sống ở hạ lưu sông tỉnh Phú Thọ, sống ở đầm lầy. Đặc điểm nhận dạng là thân hình phủ ngoài lớp da vàng bóng kèm theo lớp nhờn nhớt. Nhất là khi chế biến thành món ăn, cá lăng vàng nhiều nạc, thịt ngọt thanh, không nhiều xương dăm.
Địa điểm và thời gian thích hợp đi câu cá lăng
Môi trường sống yêu thích nhất của cá lăng chính là các vùng nước lợ, nước ngọt phổ biến như ao, hồ, sông, suối. Phần lớn cá lăng phát triển và sinh trưởng ở tầng nước đáy, nơi đọng nhiều bùn và phù sa. Và hơn thế, nước đáy hồ thường tĩnh lặng và chảy chậm. Cá lăng là giống ăn tạp, thức ăn phong phú và không bị giới hạn: tôm nhỏ, cá nhỏ, cua nhỏ, côn trùng ở mặt nước hay ấu trùng sinh sống dưới nước.
- Chọn câu cá lăng ở vị trí lùm cây, rong rêu xum xuê ở dưới nước
- Do đặc tính trú ẩn ban ngày, hoạt động ban đêm nên đi câu cá lăng vào chiều muộn hoặc ban đêm, lúc ánh sáng yếu
Cá lăng có hàm răng chắc khỏe, tập tính ẩn nấp rình mồi, chui rúi tìm thức ăn nên chúng có thể ăn nhiều loại khác nhau:
Cách làm mồi câu cá lăng mà ai cũng nên biết
Đây là phương pháp làm mồi câu cá lăng "làm dâu trăm họ" dành cho nhiều giống cá lăng khác nhau, vô cùng dễ thực hiện.
Cách làm mồi câu cá lăng bằng lòng lợn
Đối với những cần thủ mới vào nghề thì cách làm mồi câu cá lăng bằng lòng lợn khá đơn giản. Không chỉ vậy, nguyên liệu này còn có độ nhạy cao, bắt cá cực nhanh khiến bạn thích thú ngay buổi đi câu đầu tiên. Cần chuẩn bị thành phần sau:
Cách làm mồi câu cá lăng bằng cá lòng tong
Trong phần nguyên liệu này sẽ không thể thiếu được cá lòng tong, trứng vịt lộn cùng bông gòn. Cụ thể liều lượng như sau:
Cách làm mồi câu cá lăng sông từ A đến Z
Cá lăng sông là một trong những giống cá được nhiều cần thủ muốn chinh phục nhất. Có lẽ là bởi cá lăng khá khó câu đi kèm khi chế biến thành món ăn vô cùng thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng. Để làm mồi câu cá lăng sông cực bắt, yêu cầu bạn cần có thời gian mày mò từng công thức, chế biến nguyên liệu đúng chuẩn.
Cách làm mồi câu cá lăng sông bằng mực và mắm tôm
Vì thuộc cùng họ với cá trê nên cá lăng sông rất thích ăn các loại thủy hải sản như mực, tôm,... Chắc chắn cần thủ sẽ không thể bỏ qua tập tính này của cá mà làm mất công thức mồi cực nhạy. Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Cách làm mồi câu cá lăng bằng thịt heo và mắm tôm
Thịt heo là nguyên liệu quen thuộc trong mỗi gia đình Việt Nam và đây cũng là món khoái khẩu của cá lăng sông. Nhưng riêng thịt heo thôi là không đủ, mắm tôm sẽ giúp tạo mùi hương đặc trưng thu hút chúng đến ngay lập tức. Nguyên liệu bao gồm:
Cách làm mồi câu cá lăng sông bằng lòng gà, lòng vịt, cám
Phương pháp cách làm mồi câu cá lăng từ lòng vịt, lòng gà này sẽ chia thành 2 phần nguyên liệu riêng gồm nguyên liệu làm ổ và nguyên liệu làm mồi. Cụ thể:
Nguyên liệu làm ổ nhử:
Cách làm này tuy hơi cầu kỳ một chút nhưng hiệu quả đem lại sẽ làm bạn vô cùng bất ngờ, thành quả cá lăng sông hôm đó sẽ giúp bạn có thêm danh hiệu "cần thủ cừ khôi":
Cách làm mồi câu cá lăng sông bằng gan heo và cám cá
Ngoài thịt heo ra, cần thủ tận dụng được cả gan heo để biến hóa thành mồi câu cá lăng siêu nhanh siêu tiết kiệm thời gian mà không cần đợi ủ đến 1 tháng. Hãy chuẩn bị những nguyên liệu như sau:
- Gan heo: 1kg
- Cám cá tanh: 200g
- Mồi câu gắn lưỡi
- Xốp vụn
- Cơm nguội: 300g
- Giun đất: chọn con to như đầu đũa
Cách làm mồi câu cá lăng bằng gan heo và mắm tôm
Công thức thứ hai từ gan heo sẽ mất thời gian hơn một chút, đảm bảo tính siêu nhạy cho mọi chú cá lăng khó tính nhất. Nguyên liệu chuẩn bị:
Cách làm mồi câu cá lăng bằng cá mòi và thuốc bắc
Trong tất cả các công thức của bài này, có lẽ cách làm mồi câu cá lăng từ thuốc bắc và cá mòi này tốn công sức nhất bởi bạn cần thường xuyên kiểm tra, thêm nguyên liệu, từ đó mới đạt thành quả cuối cùng. Nguyên liệu gồm:
- Cá mòi biển: 1kg
- Trứng vịt: 3 quả
- Mắm cá linh: 300g
- Bán hạ nam: 1 chỉ
- Tiêu hồi: 2 chỉ
- Quế chi: 1,5 chỉ
- Nhũ tường: 2 chỉ
- Đại hồi: 3 chỉ
- Bông gòn
- Bước 1: rang vàng các vị thuốc bắc dưới mức lửa nhỏ gồm bán hạ nam, tiêu hồi, quế chi, đại hội và nhũ tường. Khi chuyển vàng và dậy mùi thơm thì nghiền nát là được,
- Bước 2: rửa sạch cá mòi sau đó băm nhuyễn nhỏ.
- Bước 3: trộn nguyên liệu với nhau trừ trứng vịt và mắm cá linh, trộn đều tay để mọi thứ quyện lại với nhau, cho hỗn hợp vào hộp kín rồi ủ khoảng 3 ngày.
- Bước 4: sau 3 ngày ủ thì trộn thêm mắm cá linh vào, ủ thêm 2 ngày nữa.
- Bước 5: hoàn thành 2 ngày ủ thì trộn trứng vịt, ủ khoảng 1 tuần.
- Bước 6: sau 7 ngày ủ thì cho bông gòn vào trộn cùng, cuối cùng ủ thêm 2 ngày nữa là mang đi câu được.
Cách làm mồi câu cá lăng sông bằng cá linh và đại hồi
Cách làm mồi câu cá lăng đuôi đỏ đúng chuẩn
Công thức cách làm mồi câu cá lăng đuôi đỏ sau đây là phương pháp gia truyền, được nhiều cần thủ truyền lại sau khi đi câu ở vùng miền Tây. Chỉ cần ngồi câu một lúc là bạn cứ giật cá lăng mệt nghỉ luôn. Với cách này, các bạn cần chuẩn bị nguyên liệu quan trọng như sau:
- Bước 1: sơ chế nguyên liệu, rửa sạch cá cơm để loại bỏ hết chất bẩn sau đó phơi dưới nắng cho đến khi đạt độ khô nhất định.
- Bước 2: khi cá cơm đã khô thì đựng trong hộp nhựa kín, đậy nắp và ủ khoảng 3 ngày liên tiếp.
- Bước 3: rửa sạch mỡ bò rồi thái thành miếng nhỏ, cho lên chảo nóng rán cho tới khi ra nước mỡ, mỡ bò ban đầu chuyển thành tóp mỡ.
- Bước 4: khi mỡ đã thành nước hết thì đổ trực tiếp vào hộp cá cơm, nhân lúc mỡ còn nóng sôi. Trộn đều hai nguyên liệu lại với nhau.
- Bước 5: cho bông gòn vào từ từ, như vậy sẽ giúp bạn xác định được độ sệt của hỗn hợp, có thể cho quá nhiều bông sẽ khiến hỗn hợp bị khô.
Cách làm mồi câu cá lăng suối bằng mồi thuốc
Thực chất công thức cách làm mồi thuốc câu cá lăng này có thể dành cho cá lăng sông, cá lăng suối lẫn cá lăng đuôi đỏ. Bạn cần chuẩn bị nguyên liệu sau:
- Cá linh: 1kg (có thể thay thế bằng cá nục hoặc cá lòng tong)
- Mắc cá sặc: 100g
- Thịt ba chỉ: 200g
- Bông gòn xe nhuyễn: 50g
- Trứng vịt: 4 quả
- Mồi thuốc câu cá lăng: 3 muỗng cà phê
- Mỡ bò nước: 2 thìa canh (có thể mua mỡ bò từ chợ về tự rán cho sạch sẽ, an toàn)