Dalatfoodie I Thực Phẩm Hữu Cơ



Vừng mè đen hay còn gọi là hồ ma, du tử miêu thuộc họ Vừng.

Đây là một loại nguyên liệu bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe, bao gồm nhiều vitamin cùng hàm lượng dồi dào các chất khoáng tự nhiên như canxi, sắt, magiê, phốt pho, mangan, đồng, kẽm, chất xơ, thiamin, vitamin B6, axit folic, protein, và tryptophan.

Vừng mè đen có tên Tiếng Anh khoa học là 

II. Ăn uống vừng mè đen có công dụng tác dụng gì?

1. Công dụng của vừng mè đen chữa trị bệnh gì?

Trong mè đen có hàm lượng chất xơ vô cùng dồi dào, giúp làm mềm thức ăn cho việc tiêu hóa và đào thải được dễ dàng hơn.

Trong mè đen chứa nhiều kẽm, giúp tổng hợp collagen, giúp tóc chắc khỏe hơn.

Ngoài chứa nhiều kẽm giúp tăng cường quá trình hình thành collagen, mè đen có chứa nhiều khoáng chất giúp làm chậm quá trình oxy hóa, lão hóa gây ra tóc bạc sớm.

Hàm lượng chất xơ trong mè đen có tác dụng tốt với tiêu hóa, trong đó có cả đại tràng.

Trong mè đen có hàm lượng dưỡng chất axit phytic dồi dào, có tác dụng ngăn ngừa quá trình oxy hóa, phòng tránh các nguy cơ ung thư tiềm tàng trong cơ thể.

Trong mè đen có chứa nhiều magie và các vitamin, khoáng chất giúp kiểm soát tình trạng tiểu đường trong cơ thể bệnh nhân, giúp làm cân bằng lượng insulin và glucose trong cơ thể người bệnh.

Vừng mè đen còn giúp tăng công dụng của thuốc trị bệnh đối với bệnh nhân bị tiểu đường cấp 2.

Trong vừng mè đen có chứa nhiều chất xơ tốt cho cơ thể, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, giúp làm mềm thức ăn để tiêu hóa dễ dàng hơn.

Trong mè đen có hàm lượng chất xơ giúp loại bỏ cholesterol LDL nguy hại từ thịt động vật ra khỏi cơ thể, tránh nguy cơ các bệnh về tim mạch kể trên.

Với hàm lượng chất khoáng, kẽm, canxi và phốt pho, mè đen có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo và bổ sung canxi cho xương, giúp xương chắc khỏe.

Vừng mè đen rất hữu hiệu trong việc phòng chống viêm nhiễm ở xương, khớp và cơ bắp.

Mè đen có khả năng tăng cường quá trình hấp thụ sắt, giúp bổ sung hàm lượng máu cần thiết cho cơ thể.

Mè đen mang trong mình hợp chất Sesamol có tác dụng bảo vệ ADN khỏi tác động của các tác nhân bức xạ gặp phải trong quá trình điều trị hoặc hóa trị.

Mè đen có tác dụng loại bỏ và tiêu diệt hoạt động của vi khuẩn Streptococcus – gây ra các bệnh về răng miệng.

Mè đen có tác dụng bổ sung collagen cho cả da và tóc, tăng cường sức khỏe cho da, tránh đồi mồi và quá trình lão hóa.

Nhờ hàm lượng protein lớn giúp bổ sung dinh dưỡng và sức khỏe cho hệ thống trao đổi chất và tế bào hiệu quả.

Ngoài các công dụng bằng cách ăn hoặc uống trực tiếp, vừng mè đen còn có tác dụng làm dịu cơn bỏng rát do các vết bỏng ngoài da.

Mè đen khi được đun sôi, cất lọ, đem nhỏ mũi hàng ngày có khả năng kháng viêm, chữa viêm mũi mãn tính hiệu quả.

Mè đen bổ sung lecithin giúp tăng cường quá trình tiết mật. ngừa sỏi mật hiệu quả.

Do mè đen có khả năng hạn chế các cơn co thắt khí quản gây ra hen suyễn một cách hiệu quả.

Nhờ chứa hoạt chất Phytosterol có thể loại bỏ cholesterol có hại trong máu, ngăn ngừa béo phì hiệu quả.

Dưỡng chất tryptophan trong vừng mè đen giúp sản sinh serotonin, một chất hóa học nổi tiếng gây buồn ngủ.

2. Công dụng của vừng mè đen trong làm đẹp

  •  chứa nhiều protein, vitamin, khoáng chất, chất xơ vô cùng có lợi cho sức khỏe.
  • , giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng cường trao đổi chất hiệu quả. Bên cạnh đó, vừng mè đen còn giúp giúp loại bỏ cholesterol LDL nguy hại từ thịt động vật gây ra béo phì và lượng mỡ dư thừa.
  •  trong vừng mè đen có hàm lượng vitamin và chất khoáng vô cùng dồi dào, có tác dụng làm chậm quá trình oxy hóa, giúp da khỏe lâu, trắng sáng tự nhiên.
  •  nhờ hàm lượng vitamin B1, B2, E, nhiều ca lo, axit béo omega 3, omega 6 giúp tăng kích thước vòng 1 từ vừng mè đen.
  •  bằng khả năng loại bỏ đồi mồi và làm chậm quá trình lão hóa.
  •  ít rụng và tránh bạc sớm nhờ hàm lượng kẽm giúp tổng hợp collagen, bổ sung sức khỏe cho da và tóc.
  •  nhờ khả năng chống viêm, giảm sưng, loại bỏ mụn mủ hiệu quả.

3. Công dụng của vừng mè đen với bà bầu

  • Lợi sữa nhờ hàm lượng vitamin, khoáng chất tăng cường dinh dưỡng cho bà bầu.
  • Chống thiếu máu cho bà bầu nhờ hàm lượng sắt bổ sung cho cơ thể từ mè đen.
  • Giúp giữ da bụng mịn màng cho bà bầu nhờ bổ sung collagen cho da căng đẹp.
  • Giúp bà bầu tiêu hóa dễ dàng hơn.
  • Giúp hàm lượng chất dinh dưỡng được bà bầu hấp thu nhiều hơn.
  • Cải thiện sức khỏe cho tim mạch, hô hấp.
  • Tăng cường sức khỏe cho xương khớp.
  • Ngăn ngừa quá trình lão hóa, giúp làn da m 865; bầu đẹp hơn.
  • Giúp bà bầu dễ đẻ hơn.

III. Tác hại của vừng mè đen

  • Trong vừng đen có chứa hàm lượng axit phytic, nếu lạm dụng sẽ ngăn cản quá trình hấp thu một số chất quan trọng như canxi, magie, sắt, kẽm…
  • Làm giảm huyết áp, không nên sử dụng cho những người có huyết áp thấp.
  • Nhiều người không thông thái trong cách sử dụng, lạm dụng vừng đen để giảm cân không khoa học, dẫn đến thiếu chất, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
  • Dễ gây tiêu chảy cho những người có đường tiêu hóa kém, bụng yếu.
  • Dễ gây ra hiện tượng chảy n+ 2;ớc mũi, viêm mũi do dị ứng với vừng đen.

IV. Vừng mè đen kỵ gì?

  • Không nên sử dụng cùng thịt gà.
  • Vừng mè đen có tính hàn, kỵ những người bụng yếu, dễ gây tiêu chảy.

V. Cách chế biến vừng mè đen

1. Cách làm nước vừng mè đen

  • Chuẩn bị: 100gr mè đen, 500ml nước lọc, cùng 100ml nước lọc.
  • Bạn chỉ cần đem vừng mè đen rửa sạch, ngâm sạch với nước muối trong khoảng 5 phút, loại bỏ những hạt nổi do hỏng.
  • Đem phơi khô dưới ánh nắng trực tiếp. Rồi đem rang chín trên chảo nóng rồi đem xay nhuyễn.
  • Cất vào lọ dùng dần. Mỗi lần dùng, bạn chỉ cần đem bột hòa cùng nước lọc rồi uống hàng ngày.

2. Cách làm dầu vừng mè đen tại nhà

  • Hạt vừng mè đen, rửa sạch rồi đem phơi khô, xay nhuyễn thành bột.
  • Sau đó, để bột vừng mè đen vào túi lọc sạch, cho vào máy ép hoặc ép tay lấy dầu.
  • Quá trình này sẽ tốn nhiều thời gian nhưng đảm bảo được lượng dầu ép ra chất lượng và nguyên chất.

3. Cách làm sữa vừng mè đen tại nhà

Các bạn thực hiện công thức giống y như cách làm nước vừng mè đen nhưng thay nước lọc bằng sữa tươi để uống hàng ngày là được.

4. Cách nấu chè vừng mè đen cho bà bầu lợi sữa và dễ sinh

  • Các bà bầu chỉ cần chuẩn bị bột sắn dây và vừng đen.
  • Đem vừng mè đen rang chín, rồi cho vào bột sắn đã nấu chín, khuấy đều cho đến khi chín kỹ, không cần cho đường.
  • Để nguội rồi đem dùng để ăn hàng sáng, rất tốt cho việc sinh đẻ và tiết sữa sau này.

5. Cách nấu chè vừng mè đen của người Hoa

Như đã biết, vừng mè đen có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Theo như người Hoa, chè mè đen sẽ được nấu theo công thức sau:

  • 300gram vừng mè đen rang khô, xay nhuyễn.
  • 200gram bột sắn dây.
  • 1 củ gừng.
  • Đường cát vừa đủ ăn.

  • Pha mè đen cùng bột sắn dây và đường với lượng vừa đủ cho đến khi đều.
  • Sau đó đem đun hỗn hợp này trên bếp nóng.
  • Nhớ khuấy đều tay để hỗn hợp không bị vón cục.
  • Đợi đến khi bột sắn dây chín, thái gừng thành từng lát mỏng, nhỏ rồi đem rắc vào chè cho có mùi thơm ngát.
  • Có thể ăn ngay khi còn nóng.

VI. Hỏi đáp về vừng mè đen

1. Ăn vừng mè đen có bị mất sữa không?

Không. Vừng mè đen với hàm lượng dưỡng chất, vitamin giúp lợi sữa cho bà bầu.

2. Ăn vừng mè đen nhiều có tốt không?

Tốt nếu chỉ ăn vừa đủ, nhưng nếu lạm dụng sẽ dẫn đến tiêu chảy, thiếu chất,…

3. Ăn vừng đen có béo mập không?

Không. Vừng mè đen giúp loại bỏ cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Cùng hàm lượng chất xơ dồi dào giúp cơ thể giảm cân khoa học, không gây béo.

4. Bà bầu có nên ăn vừng mè đen không?

Có. Sẽ giúp lợi sữa, tránh rạn da bụng, bổ sung máu, cung cấp dinh dưỡng cho bà bầu hiệu quả.

5. Bà bầu nên ăn chè vừng đen khi nào?

Bà bầu nên ăn vào 3 tháng cuối trong quá trình mang thai, giúp lợi sữa, dễ đẻ.

6. Có nên cho trẻ ăn vừng mè đen?

Có. Nhưng, nên lưu ý, với trẻ hệ thống tiêu hóa chưa phát triển toàn diện, các mẹ không nên lạm dụng, sử dụng quá nhiều cho bé, có thể dẫn đến tiêu chảy, chảy nước mũi, xoang do dị ứng,…

7. Vừng mè đen có chất gì?

Trong vừng mè đen có chứa canxi, sắt, magie, phốt pho, mangan, đồng, kẽm, chất xơ, thiamin, vitamin B6, axit folic, protein, và tryptophan.

8. Vừng mè đen để được bao lâu?

Sau khi phơi khô, sao nóng rồi nghiền thành bột có thể để lâu trong 3 đến 6 tháng.

Tránh nơi ẩm ướt, bảo quản là nơi khô thoáng là được.

9. Vừng mè đen mát hay nóng?

Vừng mè đen có tính mát, giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả.

10. Vừng mè đen uống như thế nào?

Nên phơi khô, sao nóng rồi nghiền nát thành bột, uống cùng nước lọc hoặc sữa tươi không đường.

Mỗi ngày uống 2 lần cho sáng tối là được.

11. Vừng mè đen và vừng mè trắng loại nào tốt hơn?

Cùng là hai loại vừng mè nhưng vừng mè đen có chứa nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng hơn so với vừng mè trắng, đặc biệt là canxi.

Next Post Previous Post