Cách Ngâm Rượu Nhung Hươu Đúng Chuẩn
Nhung hươu tươi
Giới thiệu về nhung hươu
Đặc điểm
- Hươu là động vật nhỏ có vú thuộc họ nhai lại. Hươu thường cao khoảng 0.72 – 1 mét, dài khoảng 0.9 – 1.2 mét. Lông màu đỏ hồng, mịn có nhiều đốm trắng.
- Con nai to hơn, mạnh hơn hươu, lông cứng hơn, có màu xám, nâu và không có đốm.
- Cả hai loại động vật này đều có chân dài nhỏ, đuôi ngắn, mắt to, dưới mắt có nhiều đốm đen. Chỉ con đực có sừng và được sử dụng để bào chế dược liệu Lộc nhung.
Bộ phận sử dụng- sơ chế
- Từ hai tuổi trở đi, hươu, nai đực bắt đầu có sừng, nhưng thường hươu, nai từ 3 tuổi trở đi sừng hoặc nhung mới tốt cho thu hoạch
- Vào tháng 2-3 khi cặp nhung đã đúng tuổi, người ta sẽ cưa nhung
- Cưa lấy nhung từ chỗ cách đế nhung 3cm
- Máu chảy ra được hứng lấy cho vào rượu uống. Nhưng cũng chỉ lên lấy có chừng mực để khỏi hại hươu.
- Muốn hãm cho máu không chảy nữa, người ta dùng mực tà trộn với than gỗ cho đều rồi bôi vào chỗ cưa thì máu cầm ngay. Sau đó lấy miếng vải gạc hay vải thường thật sạch bọc lấy để ruồi muỗi khỏi đậu vào sinh giòi bọ.
- Thường mỗi năm chỉ lấy được 1 cặp nhung, đặc biệt có khi 2 cặp.
- Nhung cắt được cần chế biến ngay vì nhiều máu và chất thịt, để lâu có thể bị thối và dòi bọ.
Một số loại nhung hươu
Các loại Lộc nhung được sử dụng phổ biến bao gồm:
- Huyết nhung: Là nhung ngắn mềm, mọng máu, chưa phân nhánh. Đây được xem là loại nhung quý nhất và có dược tính đặc biệt cao.
- Nhung yên ngựa: Là sừng non mới bắt đầu phân nhánh nhưng các nhánh còn ngắn, chỗ phân nhánh bên dài bên ngắn giống như yên ngựa. Đây cùng là loại dược liệu quý hiếm. Do đó, khi thu hoạch cần canh thời gian, nếu để nhung phát triển thành sừng thì kém giá trị sử dụng.
Phân bố
- Ở nước ta việc nuôi hươu chưa được phổ biến. Ở Nghệ An, Hà Tĩnh có nhiều hộ nuôi, con đực cho nhung, con cái mỗi năm đẻ 1 lứa. Nuôi hươu bằng lá tre, lá mót, lá chuối, dây khoai lang, cây lúa, cây ngô non.
Tác dụng của nhung hươu
- Bổ dưỡng, sinh tinh, ích huyết, mạnh gân xương, giúp cơ thể lâu già, tăng tuổi thọ; giảm hiện tượng mệt mỏi, lao lực, làm vết thương chóng lành.
- Chữa di tinh, liệt dương, rối loạn sinh lý nam giới.
- Chữa suy nhược thần kinh, hen suyễn mạn tính, ù tai, mắt mờ, đau gối, đau lưng, băng huyết, rong kinh, bạch đới, mồ hôi trộm.
- Tăng cường thể chất, giảm mỡ.
- Giúp sảng khoái tinh thần, cơ thể khỏe mạnh, ăn nhiều, ngủ tốt, chóng lên cân.
- Trẻ em dùng nhung hươu, nai làm cơ thể cứng cáp, mau lớn, chóng biết đi.
- Dùng tốt cho người có bệnh đau dạ dày, người mới ốm dậy hay phụ nữ có thai.
Cách ngâm rượu nhung hươu
Cách sơ chế nhung hươu:
- Đem cặp nhung ngâm vào rượu 1 đêm. Khi ngâm chú ý đế chỗ cắt lên trên cho chất tốt trong nhung không ra hết vào rượu.
- Hôm sau rang cát cho nóng vừa, để vào 1 cái ống ở giữa để cặp nhung, vẫn để chỗ cắt lên phía trên.
- Cát nguội lại đổ ra thay cát mới rang vào. Mỗi lần thay cát lại nhúng nhung vào rượu cho rượu thấm vào. Cứ làm như vậy cho đến khi khô.
- Cất vào hộp có nắp kín trong đó có gạo rang hay vôi chưa tôi để giữ cho khô ráo. Có nơi người ta thay cát bằng gạo rang. Sau khi nhung khô người ta dùng gạo đấy nấu cháo.
Rửa nhung hươi tươi qua rượu
- Chỉ tẩm rượu vào nhung rồi sấy khô, sau đó lại tẩm rượu rồi sấy khô.
- Làm như vậy đến khi nhung khô kiệt là được. Nếu làm không cẩn thận nhung có thể bị nứt chảy máu ra kém giá trị.
- Thường công việc chế biến nhung đòi hỏi 2-3 ngày.
- Một cặp nhung nặng 800g, khi khô chỉ còn chừng 250g.
- Trước khi dùng còn cần phải bỏ hết lông bằng cách: nung 1 cái dùi sắt hay miếng sắt cho đỏ lăn xung quanh cho cháy hết lông.
Ngâm nhung hươu tươi với rượu
Chuẩn bị
- Bình ngâm: Bình thủy tinh hoặc bình sứ. Bình thủy tinh là tốt nhất. Bình khoảng 5 l
- Rượu: Rượu ngon, tốt nhất là rượu nếp từ 40 – 45 độ trở lên( Nếu dùng rượu dưới 40 độ, nhung hươu dễ bị thối hỏng).
- Nhung hươu: Nhung hươu tươi sau khi sơ chế có thể thái lát, hoặc chẻ nhỏ hoặc để nguyên cặp nhung ngâm cho đẹp.
- Tỉ lệ: Ngâm rượu và nhung hươu tươi theo tỉ lệ: 100g nhung hươu với 1,5-2 lít rượu.
Nhung hươu tươi ngâm rượu
Cách làm:
- Cho tất cả nhung hươu sau khi sơ chế cho tất cả vào bình.
- Nếu ngâm nguyên cả cái nhung hươu ngâm phần gốc nhung hươu xuống dưới đáy bình
- Đổ rượu đã chuẩn bị cho ngập nhung hươu.
- Để có được bình rượu ngâm nhung hươu ngon và bổ dưỡng bạn nên chia ra làm 3 giai đoạn ngâm khác nhau:
-
- Giai đoạn 1: Ngâm rượu nhung hươu trong 3 tháng sau đó chiết rượu đổ ra một chiếc bình khác
- Giai đoạn 2: Cho thêm 800-1000 ml rượu ngon 45 độ vào ngâm trong 3-4 tuần , đổ ra bình khác
- Giai đoạn 3: Cho thêm 800-1000 ml rượu 45 độ vào ngâm trong 3-4 tuần, đổ ra bình khác
- Gộp chung rượu của 3 lần và có thể sử dụng
Nhung hươu ngâm rượu trong thời gian khoảng 3 tháng cũng có thể dùng luôn được.
Nhung hươu tươi có huyết nên thường có mùi tanh và vị hơi ngái, khó uống. Để khắc phục tình trạng này, khi ngâm rượu bạn có thể cho thêm một ít vị thiên niên kiện vào ngâm cùng để tinh dầu cây này kết hợp với các thành phần trong nhung hươu tạo nên mùi thơm dễ chịu, đồng thời tạo màu đẹp mắt cho bình rượu.
Ngâm rượu nhung hươu khô:
Chuẩn bị:
- Chọn nình: Bình thủy tinh hoặc bình sứ. Bình thủy tinh là tốt nhất. Bình khoảng 5 lít
- Chọn rượu: Rượu ngon, tốt nhất là rượu nếp từ 45 độ trở lên ( Nếu rượu dưới 45 độ, nồng độ cồn thấp sẽ có nguy cơ gây thối rữa nhung hươu).
- Chọn nhung hươu: Nhung hươu tươi khô có thể thái lát, hoặc để nguyên cặp nhung ngâm cho đẹp.
Nhung hươu khô thái lát và nhung hươu khô nguyên cả cái
Cách làm
- Cách ngâm, ngâm tương tự như cách ngâm rượu nhung hươu tươi.
- Ngâm rượu và nhung hươu theo tỉ lệ: 100g nhung hươu khô với 3-5 lít rượu.
Một số lưu ý khi sử dụng rượu ngâm nhung hươu
- Nhung hươu rất tốt, nhưng với rượu nhung hươu một số đối tượng không nên sử dụng như phụ nữ có thai, người tăng huyết áp, đang cho con bú và trẻ nhỏ.
- Với những người bụng sôi, đầy bụng, đau bụng đi ngoài, âm hư hỏa vượng thì không được dùng.
- Để dùng nhung hươu ngâm rượu có hiệu quả bồi bổ cơ thể và nâng cao sức đề kháng, tăng cường chức năng sinh lý bạn chỉ cần uống 1-2 chén sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
- Đông y khuyên những người béo phì, đờm nhiều, hay mệt mỏi, có thấp đàm nhiều không được uống
- Người tì hư hàn không được uống. Người gan nóng, áp huyết cao, viêm thận nặng cũng không được uống
- Ăn nhung hươu còn có thể bị lở ngứa đối với người có cơ địa dị ứng.
- Nếu người gầy, trong mình nóng, thiếu máu hay mất máu, viêm phế quản, khạc đờm vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm bụng sôi, đầy bụng, người bị nóng do âm hư sinh nội nhiệt, người hẹp van tim cũng không nên dùng nhung.
- Nhung rất bổ nhưng chỉ dùng khi thật cần thiết và ngưng sau 2 – 3 tuần vì dùng lâu và liều cao sẽ làm nứt thịt. Có trường hợp tự ý sử dụng lộc nhung không đúng bệnh, đúng liều đã làm cơ thể khoẻ đâu không thấy, lại thấy người ốm thêm.