Cách Chế Biến Gạo Lứt Cho Người Bị Tiểu Đường
Thứ Hai, 06-08-2024
I. Tác dụng của gạo lứt đối với người bị tiểu đường
Gạo lứt có nhiều chất dinh dưỡng hơn gạo trắng do phần nguyên cám được giữ lại và nó có khá nhiều công dụng trong việc góp phần cải thiện tình trạng sức khỏe của con người. Gạo lứt là một trong những lựa chọn thông minh của người tiểu đường.
- Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, lớp màng của gạo lứt có công dụng kiểm soát đựợc chỉ số glucose trong máu. Giúp cải thiện sự tổng hợp insulin cho những bệnh nhân tiểu đường. Đặc biệt trong gạo lứt có lượng chất xơ dồi dào hơn nhiều so với gạo trắng giúp bệnh nhân tiểu đường có thể điều hòa đường huyết đực tốt hơn. Bên cạnh đó, trong gạo lức còn chứa một lượng không nhỏ vitamin nhóm B, protein, crom, chất chống oxy hóa đều có những vai trò tí ;ch cực trong quá trình thực hiện chuyển hóa glucose.
- Gạo lứt còn rất tốt cho người bị tiểu đường trong việc kiểm soát cân nặng. Những chất dinh dưỡng có trong gạo lứt khi được đưa vào cơ thể sẽ gây cảm giác no và hạn chế được sự thèm ăn. Ngoài ra còn giúp cơ thể điều hòa glucose để giải độc và chuyển hóa lượng chất béo nhằm tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
- Các chất xơ, carotenoid, magie, acid omega-3, IP6 có trong gạo lứt góp phần không nhỏ vào việc giảm cholesterol và triglyceride trong máu. Từ đó giảm một số biến chứng như đột quỵ, tai biến mạch máu não, tim mạch,...
- Gạo lứt còn có công dụng giúp tăng cường hệ miễn dịch góp phần ngăn chặn được nhiều loại bệnh trong đó có bệnh tiểu đường. Gạo lứt còn có hiệu quả trong việc kháng khuẩn, kháng virus giúp đẩy lùi những biến chứng chết người của bệnh tiểu đường.
Như vậy có thể thấy rằng, gạo lứt là loại thức phẩm rất hữu ích cho người bị tiểu đường. Bổ sung gạo lứt trong khẩu phần ăn là điều cần thiết giúp nguồi bị tiểu đường có thể kiểm soát tốt hàm lượng đường trong máu.
II. Các cách chế biến gạo lứt cho người bị tiểu đường
Cách chế biến gạo lứt sao cho đúng là điều hết sức quan trọng giúp người bị tiểu đường có được kết quả tốt hơn trong quá trình kiểm soát đường huyết. Bạn có thể tham khảo những cách sau để có được sự đa dạng trong việc sử dụng gạo lứt trong việc .
Trước khi nấu cần ngâm gạo khoảng 8 tiếng để gạo mau chín và loại bỏ được độc tố bên ngoài lớp vỏ màu nâu. Việc này cũng sẽ giúp cho người bệnh dễ dàng tiêu hóa hơn.
Sau đó, vò gạo rồi cho vào nồi, lưu ý tránh vò quá kỹ sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng, đối với gạo lứt rang bạn có thể bỏ qua giai đoạn vò. Thêm nước vào với tỷ lệ 1 gạo : 1,5 nước rồi nấu như bình thường.
Khoảng 1 tiếng sau cơm sẽ chín. Nếu bạn sử dụng nồi áp suất để nấu thì thời gian sẽ được rút ngắn lại.
Với món gạo lứt bạn có thể ăn với muối vừng sẽ rất thơm ngon và thích hợp cho người bị tiểu đường.
Đây cũng là một cách hay mà người bị tiểu đường có thể tham khảo để có thêm nhiều cách chế biến và sử dụng gạo lứt đa dạng.
200g gạo lứt, 2 lít nước lọc.
Gạo lứt bạn đem rang cho thơm rồi ngâm với nước sạch trong khoảng 8 tiếng. Vớt gạo ra cho vào nồi đun với 2 lít nước cho sôi lên rồi để lửa nhỏ cho tới khi nước rút xuống còn khoảng hơn 1 lít thì tắt bếp. Bạn có thể dùng nước này để uống trong ngày như uống nước lọc.
III. Một số lưu ý bệnh nhân tiểu đường cần biết khi ăn gạo lứt
Mặc dù gạo lứt rất tốt cho người bị tiểu đường nhưng trong quá trình sử dụng loại thực phẩm này người bệnh cũng cần hết sức lưu ý để có được hiệu quả tốt nhất.
- Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Vinh (Khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Đa khoa Phạm Ngọc Thạch): Gạo lứt thường cứng và nhiều chất xơ nên khi ăn người bệnh cần ăn chậm, nhai kỹ để dễ tiêu hóa hơn. Mặc dù gạo lứt có chứa nhiều thành phần tốt cho người bị tiểu đường nhưng chỉ nên sử dụng như một loại thực phẩm hỗ trợ. Nếu người bệnh phó thác hoàn toàn cho việc kiểm soát đường huyết chỉ bằng sử dụng gạo lứt thì đó là một sự mạo hiểm.
- Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cũng cho hay, sử dụng gạo lứt cho người tiểu đường là một lựa chọn rất tốt tuy nhiên đây vẫn là một loại thực phẩm cung cấp tinh bột. Khi bạn sử dụng quá nhiều cũng sẽ làm cho lượng đường trong máu gia tăng đột ngột. Vì thế, bạn nên chú ý lượng cơm trong khẩu phần ăn. Mỗi ngày nên chia nhỏ bữa ăn ra thành khoảng 4 - 5 bữa và mỗi bữa chỉ nên ăn nửa chén cơm gạo lứt.
- Gạo lứt không thể nào cung cấp đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng cho cơ thể được nên bạn cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể từ nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Rau xanh, trái cây ít đường, thịt trắng, cá, trứng sữa là rất phù hợp cho người bị tiểu đường. Bạn cần tránh xa thức ăn nhanh, đồ ngọt, rượu, bia, nước ngọt, thuốc lá.
- Việc thường xuyên luyện tập thể dục và có chế độ nghỉ ngơi hợp lí cũng là điều cần thiết để các bạn có thể có một cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt chống lại căn bệnh tiểu đường quái ác.
- Trong khi sử dụng gạo lứt, người bệnh cũng nên thường xuyên kiểm tra đường huyết để có sự kiểm soát tốt. Việc kiểm tra còn giúp bạn có cơ sở để điều chỉnh việc sử dụng gạo lứt trong khẩu phần ăn sao cho phù hợp với bản thân nhất.
Biên soạn:
Thông tin hữu ích cho bạn: